1. Béo phì trung tâm: Mô mỡ tập trung chủ yếu ở vùng bụng, thường gặp ở nam giới, nguy cơ với sức khỏe thường cao do mỡ tập trung nhiều ở phủ tạng.
2. Béo phì vùng thấp: Mô mỡ tập trung ở bụng dưới và đùi, thường gặp ở nữ giới. Nguy cơ với sức khỏe tương đối ít hơn so với béo phì trung tâm.
3. Béo phì ngoại biên: Mô mỡ tập trung ở các vùng ngoại biên như tay chân, nách, ngực… thường gặp ở trẻ em, nguy cơ với sức khỏe không nhiều và có thể phục hồi nếu can thiệp đúng cách.
4. Tụ mỡ bất thường: Thường gặp trong bệnh lý tuyến nội tiết hoặc tai biến do dùng nội tiết tố. Mô mỡ tập trung bất thường ở vùng gáy, cổ… làm hình dáng mất cân đối.
![]() |
Ảnh: Internet |
Nhiều trường hợp không nặng cân nhưng vẫn được xem là béo phì do khối mỡ trong cơ thể chiếm tỷ lệ lớn. Cũng có nghĩa, nhiều người nặng cân nhưng không bị xếp vào béo phì nếu: khối nạc cơ thể lớn (vận động viên thể hình, người chơi thể thao nặng liên tục thường xuyên…), hay người có tình trạng ứ nước trong cơ thể do bệnh lý hay tác dụng phụ của thuốc (dùng nội tiết tố sinh dục, corticoide, phù do bệnh thận, bệnh tim…), người nặng xương (xương to do di truyền, các tích tụ trong xương bất thường), hoặc một số tình trạng tích nước và tăng cân khác (mang thai, u bướu khổng lồ…).
Những người béo phì thường gặp nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe:
Về thể chất: tăng các nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý mạch vành, sỏi thận, sỏi mật, rối loạn chuyển hoá lipid; các bệnh lý về xương như viêm khớp, cột sống, các biến dạng ở chân; bệnh lý da nhiễm trùng. Do sự gia tăng các nguy cơ bệnh lý cộng với các yếu tố xã hội, người bị béo phì trung bình sẽ giảm 6-10 năm tuổi thọ.
Về tâm lý: trẻ béo phì thường bị bạn bè cùng trang lứa trêu chọc, trở nên dễ tự ti, cô độc, thậm chí dễ phát sinh tâm lý coi thường bản thân mình và các tổn thương tâm lý này kéo dài đến khi trẻ trưởng thành. Ở người lớn, các rối loạn tâm lý thường gặp là tự ti, khó hòa nhập cộng đồng, có tư tưởng nổi loạn và có ý định tự tử.
Các nguy cơ về mặt xã hội: người béo phì thường thụ động, ít hoạt động, suy nghĩ và làm việc chậm chạp, cộng thêm tâm lý tự ti, không thích tham gia vào tập thể… nên thường khó thành công trong mọi công việc, học tập, khám phá, vui chơi… Người béo phì khó tìm được việc làm tốt, gặp nhiều trở ngại trong đời sống tình cảm.
Tóm lại, tế bào mỡ là thủ phạm trong bệnh béo phì, chúng tăng dự trữ mỡ theo hai cách: gia tăng kích thước tế bào mỡ hay gia tăng số lượng tế bào mỡ. Trong giai đoạn đầu, chủ yếu là gia tăng kích thước tế bào, do đó nếu can thiệp sớm trong giai đoạn này có thể giúp cân nặng giảm nhanh và ổn định lâu dài. Béo phì càng kéo dài, tế bào mỡ càng nhiều. Lúc đó, số lượng càng tăng thì can thiệp càng khó khăn.
Ngọc Hà (ghi)
ĐỂ NHẬN BIẾT BÉO PHÌ
Tỷ lệ eo/mông: áp dụng cho người lớn trên 18 tuổi. Giới hạn tỷ lệ eo/mông để đánh giá béo phì có nguy cơ với sức khoẻ là 0,85 ở nữ và 0,95 ở nam.
Chỉ số BMI: thường được dùng để đánh giá béo phì ở người lớn. Ở trẻ em chỉ áp dụng cho các trường hợp trẻ cao trên 137cm (ở nữ) và trên 145cm (ở nam).
Cân nặng (kg) |
BMI = ———————
Chiều cao2 (m) |
Bình thường: 18,5-23 | Suy dinh dưỡng: <18,5 | ||||
Thừa cân: 23-24,9 | Béo phì độ 1: 25-29,9 | ||||
Béo phì độ 2: 30-40 | Béo phì độ 3: >40 |