Gieo niềm tin con tim vui trở lại

SGTT.VN – Gần 100 bạn đọc, đồng nghiệp, học trò và gia đình của PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam, chủ tịch hội tĩnh mạch học TP.HCM, tổng thư ký hội phẫu thuật lồng ngực và tim mạch TP.HCM đã có cuộc hội ngộ ấm áp, chân tình trong buổi giao lưu sách Trái tim phiền muộn và tư vấn bệnh tim mạch vào sáng 30.9, tại toà soạn báo Sài Gòn Tiếp Thị.

BS Hoài Nam đang chia sẻ cảm xúc về cuốn sách Trái tim phiền muộn.
BS Hoài Nam đang chia sẻ cảm xúc về cuốn sách Trái tim phiền muộn.

Với mong muốn được giúp bạn đọc bằng hết khả năng, ngay khi chương trình bắt đầu, bác sĩ Hoài Nam đã xin phép được nói ngắn gọn về quyển sách mới của ông, để dành thời gian trả lời những câu hỏi của bạn đọc tư vấn bệnh tim mạch. Mặc dù đã trả lời liên tục, không nghỉ giải lao suốt hơn hai giờ nhưng bác sĩ Hoài Nam cũng đành “bó tay”, không thể trả lời hết một lần cho hơn 120 câu hỏi đã gửi về qua mạng và trực tiếp tại chỗ: “Những câu hỏi chưa thể chia sẻ với bà con hôm nay, tôi sẽ trả lời trong khả năng sớm nhất có thể và nhờ báo chuyển đến bà con”.

Viết trong ca trực
Nhiều bạn đọc thắc mắc, là một bác sĩ nổi tiếng và rất bận rộn với công việc giảng dạy, nghiên cứu, điều trị thì lấy đâu ra thời gian để bác sĩ Hoài Nam viết sách? Liệu đó có phải là… nhờ người khác viết giùm rồi bác sĩ đứng tên không? Một bạn đọc khác thì cắc cớ: “Bộ trái tim bác sĩ cũng hay phiền muộn lắm hay sao mà đặt tựa sách như vậy?”… Nhẹ nhàng, từ tốn, bác sĩ Hoài Nam tâm sự: “Ngay từ khi những bài báo đầu tiên xuất hiện cũng đã có những câu hỏi tương tự như thế từ một số đồng nghiệp. Tôi không nghĩ đó là sự gièm pha hay tị nạnh mà là thể hiện sự bất ngờ, bởi một người nổi tiếng bận rộn mà lại có thời gian viết báo. Những chuyện dao kéo, y khoa nghe khô khan là vậy nhưng đọc bài tôi lại thấy mềm mại, giàu hình ảnh, chân thật và cũng rất chuyên môn. Với tôi, biết cách sắp xếp công việc cho khoa học thì có thể làm được hết. Tôi tranh thủ viết trong các ca trực. Nhiều lúc tôi đang viết, quên mất ở ngoài phòng mạch có nhiều người đang chờ khám. Trong túi tôi bao giờ cũng có giấy bút, để có thể ghi lại các ý tưởng mới nghĩ ra”.
Bác sĩ Hoài Nam cho biết, Trái tim phiền muộn là tuyển tập một số bài viết của ông đã đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị, đồng thời có thêm một số câu chuyện khác về hậu trường làm nghề, kinh nghiệm điều trị, kiến thức phòng bệnh mà ông tự buộc mình phải có trách nhiệm chia sẻ với đồng nghiệp và cộng đồng: “Từ những dòng đầu tiên cho đến khi sách được xuất bản là cả một quá trình dài với nhiều tâm huyết, lao lực. Thế nhưng Trái tim phiền muộn là nói về bệnh lý, còn trái tim tôi thì luôn vui, yêu đời yêu người”, bác sĩ Hoài Nam dí dỏm.

BS Hoài Nam đang ký tặng sách cho bạn đọc.
BS Hoài Nam đang ký tặng sách cho bạn đọc.

Muốn tim khoẻ phải sống vui, mạnh lành

Tuy chủ đề chính của chương trình là giao lưu về nội dung sách và ký tặng sách Trái tim phiền muộn nhưng bác sĩ Hoài Nam đã dành hơn phân nửa thời gian để trả lời các câu hỏi về bệnh tim mạch cho khoảng 50 bạn đọc có mặt tại khán phòng và hơn 70 câu hỏi gửi trực tuyến. Trả lời bạn đọc Hương Giang về bệnh đột quỵ và những triệu chứng để phòng ngừa, bác sĩ Hoài Nam cho biết, những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ của bệnh này gồm: cao huyết áp (độ 3 trở lên), xơ vữa động mạch, độ tuổi (trên 50 tuổi), béo phì, hút thuốc lá; bị tiểu đường; những người không cân bằng, bị stress nhiều… “Khi có một trong những dấu hiệu nguy cơ đó, bà con nên đi khám sớm để điều trị kịp thời. Nếu thể trạng bình thường thì chúng ta cũng nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để dự phòng”, bác sĩ Hoài Nam khuyên.
Thay cho thái độ khá rụt rè khi bắt đầu chương trình, càng về sau bạn đọc chia sẻ các thông tin về bệnh tình càng thoải mái hơn. Có những lúc không khí hội trường chùng xuống khi một ai nó nghẹn ngào kể về bệnh của mình đã đeo mang bao năm nay. Có người cùng lúc phải gánh trên mình ba, bốn loại bệnh. Mỗi câu hỏi đều được bác sĩ Hoài Nam trả lời cặn kẽ, bình thường hoá, để bạn đọc tiếp cận dễ dàng, kèm theo đó là những lời khuyên về địa chỉ tin cậy giúp bạn đọc điều trị và mua thuốc, “Có nhiều người cầm toa thuốc không dám uống vì các nhà sản xuất khuyến cáo theo kiểu an toàn cho họ. Thuốc nào cũng có tác dụng phụ, là con dao hai lưỡi, trị được chỗ này nhưng hại chỗ khác. Các bác lớn tuổi thường đến bác sĩ nói có nhiều loại bệnh, nhưng các bác sĩ chỉ quan tâm đến bệnh gây nguy cơ lớn nhất. Ai cũng mang trong mình bệnh, nhưng nếu bệnh không lớn thì đừng lo lắng quá. Hãy biết sống vui, mạnh lành và hãy chủ động học cách làm cho trái tim mình không phiền muộn, đừng đợi đến khi trái tim kêu cứu mới quan tâm…”, bác sĩ Hoài Nam nhấn mạnh, thay cho lời kết buổi giao lưu.

Với mong muốn được giúp bạn đọc bằng hết khả năng, ngay khi chương trình bắt đầu, bác sĩ Hoài Nam đã xin phép được nói ngắn gọn về quyển sách mới của ông, để dành thời gian trả lời những câu hỏi của bạn đọc tư vấn bệnh tim mạch. Mặc dù đã trả lời liên tục, không nghỉ giải lao suốt hơn hai giờ nhưng bác sĩ Hoài Nam cũng đành “bó tay”, không thể trả lời hết một lần cho hơn 120 câu hỏi đã gửi về qua mạng và trực tiếp tại chỗ: “Những câu hỏi chưa thể chia sẻ với bà con hôm nay, tôi sẽ trả lời trong khả năng sớm nhất có thể và nhờ báo chuyển đến bà con”.Viết trong ca trựcNhiều bạn đọc thắc mắc, là một bác sĩ nổi tiếng và rất bận rộn với công việc giảng dạy, nghiên cứu, điều trị thì lấy đâu ra thời gian để bác sĩ Hoài Nam viết sách? Liệu đó có phải là… nhờ người khác viết giùm rồi bác sĩ đứng tên không? Một bạn đọc khác thì cắc cớ: “Bộ trái tim bác sĩ cũng hay phiền muộn lắm hay sao mà đặt tựa sách như vậy?”… Nhẹ nhàng, từ tốn, bác sĩ Hoài Nam tâm sự: “Ngay từ khi những bài báo đầu tiên xuất hiện cũng đã có những câu hỏi tương tự như thế từ một số đồng nghiệp. Tôi không nghĩ đó là sự gièm pha hay tị nạnh mà là thể hiện sự bất ngờ, bởi một người nổi tiếng bận rộn mà lại có thời gian viết báo. Những chuyện dao kéo, y khoa nghe khô khan là vậy nhưng đọc bài tôi lại thấy mềm mại, giàu hình ảnh, chân thật và cũng rất chuyên môn. Với tôi, biết cách sắp xếp công việc cho khoa học thì có thể làm được hết. Tôi tranh thủ viết trong các ca trực. Nhiều lúc tôi đang viết, quên mất ở ngoài phòng mạch có nhiều người đang chờ khám. Trong túi tôi bao giờ cũng có giấy bút, để có thể ghi lại các ý tưởng mới nghĩ ra”.Bác sĩ Hoài Nam cho biết, Trái tim phiền muộn là tuyển tập một số bài viết của ông đã đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị, đồng thời có thêm một số câu chuyện khác về hậu trường làm nghề, kinh nghiệm điều trị, kiến thức phòng bệnh mà ông tự buộc mình phải có trách nhiệm chia sẻ với đồng nghiệp và cộng đồng: “Từ những dòng đầu tiên cho đến khi sách được xuất bản là cả một quá trình dài với nhiều tâm huyết, lao lực. Thế nhưng Trái tim phiền muộn là nói về bệnh lý, còn trái tim tôi thì luôn vui, yêu đời yêu người”, bác sĩ Hoài Nam dí dỏm.Muốn tim khoẻ phải sống vui, mạnh lànhTuy chủ đề chính của chương trình là giao lưu về nội dung sách và ký tặng sách Trái tim phiền muộn nhưng bác sĩ Hoài Nam đã dành hơn phân nửa thời gian để trả lời các câu hỏi về bệnh tim mạch cho khoảng 50 bạn đọc có mặt tại khán phòng và hơn 70 câu hỏi gửi trực tuyến. Trả lời bạn đọc Hương Giang về bệnh đột quỵ và những triệu chứng để phòng ngừa, bác sĩ Hoài Nam cho biết, những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ của bệnh này gồm: cao huyết áp (độ 3 trở lên), xơ vữa động mạch, độ tuổi (trên 50 tuổi), béo phì, hút thuốc lá; bị tiểu đường; những người không cân bằng, bị stress nhiều… “Khi có một trong những dấu hiệu nguy cơ đó, bà con nên đi khám sớm để điều trị kịp thời. Nếu thể trạng bình thường thì chúng ta cũng nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để dự phòng”, bác sĩ Hoài Nam khuyên.Thay cho thái độ khá rụt rè khi bắt đầu chương trình, càng về sau bạn đọc chia sẻ các thông tin về bệnh tình càng thoải mái hơn. Có những lúc không khí hội trường chùng xuống khi một ai nó nghẹn ngào kể về bệnh của mình đã đeo mang bao năm nay. Có người cùng lúc phải gánh trên mình ba, bốn loại bệnh. Mỗi câu hỏi đều được bác sĩ Hoài Nam trả lời cặn kẽ, bình thường hoá, để bạn đọc tiếp cận dễ dàng, kèm theo đó là những lời khuyên về địa chỉ tin cậy giúp bạn đọc điều trị và mua thuốc, “Có nhiều người cầm toa thuốc không dám uống vì các nhà sản xuất khuyến cáo theo kiểu an toàn cho họ. Thuốc nào cũng có tác dụng phụ, là con dao hai lưỡi, trị được chỗ này nhưng hại chỗ khác. Các bác lớn tuổi thường đến bác sĩ nói có nhiều loại bệnh, nhưng các bác sĩ chỉ quan tâm đến bệnh gây nguy cơ lớn nhất. Ai cũng mang trong mình bệnh, nhưng nếu bệnh không lớn thì đừng lo lắng quá. Hãy biết sống vui, mạnh lành và hãy chủ động học cách làm cho trái tim mình không phiền muộn, đừng đợi đến khi trái tim kêu cứu mới quan tâm…”, bác sĩ Hoài Nam nhấn mạnh, thay cho lời kết buổi giao lưu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *