Không rõ từ bao giờ , bà đẻ được cho ăn món móng giò đu đủ ngay sau khi sinh đẻ để có nhiều sữa. Đu đủ xanh tốt cho bầu vú, vì có nhiều vitamin đặc biệt là vitamin E, và được công nhận là có đặc tính lợi sữa phổ biến ở nhiều cộng đồng trên thế giới.
Khoảng 72 giờ sau khi sinh, cơ chế sản xuất sữa mẹ bước ào giai đoạn thứ 2, cũng là chuyển từ sữa non sữa vàng đầu tiên sang sữa già. Một trong những đặc điểm ở thời điểm này là sự thay đổi lớn về lượng sữa và loại sữa, được gọi là “sữa về” nhờ sự chuyển đổi của hormone, “ chuyển mùa” trong cơ thể me, thế là móng giò được “khi công”, ngày càng nhiều người khuyên, càng nhiều người ăn, và càng tôn sùng móng giò.
Vậy người ta nghĩ, không ăn móng lợn thì móng dê, móng chó, móng bò v.v. tất cả loại móng của động vật bốn chân để nhiều sữa đúng hay sai. câu trả lời: suy nghĩ này là sai lầm. Mẹ sữa không cần chân-cẳng-giò-móng của một loại động vật bốn chân , mới có thể tạo đủ sữa cho con.
Nhiều dân tộc trên thế giới không hề ăn móng giò ngày thường khi sinh mà vẫn đến đúng ngày giờ thì sữa mẹ cũng “chuyển mùa” , đủ hormone thì sữa của mẹ cũng về dồi dào. bà mẹ sữa nào cho dù ăn món gì sữa mẹ cũng sẽ được sản xuất theo các giai đoạn như “ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông” được mô tả ở trên
Nguyên nhân tại sao ăn móng giò lại tắc tia sữa??
Món cháo móng giò nếu ăn thường xuyên không những không giúp cho mẹ có nhiều sữa, mà còn khiến sữa mẹ mang nhiều phân tử béo động vật và dễ đông giữa đường ống dẫn sữa, dễ gây tắc tia sửa. Vì ống dãn sữa có đường kính rất nhỏ, khi dinh dưỡng của mẹ nhiều chất béo động vật, chất béo rất dễ bị đông lại giữa đường ống gây tắc ứ. Hãy hình dung độ đông đặc của một miếng mỡ động vật, mỡ người, và dầu thực vật. Mỡ động vật có độ đông đặc cao nhất, vì đó chính là nguyên nhân đông cứng, còn một muỗng dầu thực vật không đông đặc ở nhiệt độ thường. Mỡ người có độ đông trung bình giữa mỡ động vật và mỡ thữ vật ở nhiệt độ cơ thể.
Do đó khi tắc sữa, bà mẹ sữa phải chườm nóng bầu vú ở vị trí bị tắc, đó là dùng nhiệt để làm tan các “ viên” mỡ đông li ti nhưng lợi hại đó.
Chuyên gia betibuti
Thạc sĩ Lê Nhất Phương đông