Tôi đã không nghĩ rằng mình sẽ bao giờ có một khách hàng tự tử. 13 lý do Tại sao tập trung vào việc tự sát của thiếu niên, là một trải nghiệm đáng lo ngại và cũng như là một sự nhắc nhở rằng tự tử gây tổn thương cho tất cả mọi người.
Netflix đang gây ra một sự chấn động bằng những cuộc đàm luận về tự tử, hiếp dâm và việc bắt nạt qua mạng xã hội. Trong loạt bài gồm nhiều phần của chúng tôi về 13 Lý do Tại sao, một chuyên gia về sức khoẻ tâm thần sẽ khai thác những khía cạnh tâm lý xuất hiện trong bộ phim. Đầu tiên là nỗi thống khổ dai dẳng của tự sát.
Tôi nhớ đến lần đầu tiên tôi có một khách hàng có ý định tự sát. Khi đấy tôi là một sinh viên đã tốt nghiệp và tôi đang giúp đỡ cho một nhóm những người bị nghiện có những rối loạn sức khoẻ tâm thần thì có một thành viên thừa nhận với tất cả mọi người rằng người đó đang cân nhắc đến việc kết thúc cuộc đời mình. Người ấy không phải là khách hàng duy nhất của tôi có ý định tự sát.
Trong bảy năm tôi đã là một cố vấn sức khỏe tâm lý, không một tuần nào trôi qua mà không có một khách hàng đang có ý định tử tử hoặc trước đây đã cố gắng tự sát hoặc đang vượt qua những tác động khi có người thân tự sát . Và với những kinh nghiệm chuyên môn của mình, tôi không thể xem 13 lý do tại sao mà không xem xét kỹ lưỡng từng chi tiết của bộ phim và thông điệp mà nó gửi tới.
HẦU HẾT ĐỀU ĐỂ LẠI NHỮNG CÂU HỎI CHƯA CHƯA CÓ ĐÁP ÁN.
Mặc dù tôi cho rằng chương trình còn nhiều sai sót và thiếu sót nhưng “13 lý do Tại sao” đánh tín hiệu vào một trong những khía cạnh khó khăn nhất để thấu hiểu tự tử – câu hỏi TẠI SAO? Tại sao một người lại quyết định chấm dứt cuộc đời mình ? Lý do là gì? Và những khả thi có thể xảy ra để thay đổi điều đó ?
“13 lý do Tại sao” xoay quanh nhân vật trung tâm , Hannah Baker, một học sinh trung học đã tự giết mình. Mở đầu bộ phim là Clay, một trong những người bạn thân nhất của cô, nhận được một hộp băng cassette, thứ mà Hannah kể lại lý do và những người đã đẩy cô vào con đường tự sát. Dựa trên cuốn tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên bán chạy nhất của Jay Asher, cốt truyện một phần thể hiện mong muốn của những ai mất đi người thân tự tử. Nó cung cấp cho gia đình và bạn bè của Hannah một cách chi tiết những lý do tại sao cô ấy lại lựa chọn kết thúc cuộc đời mình.
Theo kết quả của năm nghiên cứu được công bố trong khoảng thời gian mười năm, ước tính rằng từ 15-38% số người tử vong do tự tử có để lại lời nhắn. Nghiên cứu này cho thấy rằng đa số gia đình và bạn bè không được để lại những lời cảnh báo và lý do tự tử của người quá cố.
Tôi nhớ đến một khách hàng của mình đang đấu tranh với sự mất mát người thân tự tử. Lý do gây nên nỗi đau của người đó chính là người đó không biết và không thể hiểu được lý do tại sao người thân của họ lại quyết định tự tử. Người đó đã trải nghiệm những cảm giác tội lỗi và đổ lỗi, giống như trải nghiệm của bạn bè Hannah trong suốt bộ phim. Khách hàng của tôi cũng đã phải vật lộn với cảm giác tội lỗi vì mình là người sống sót, cảm tưởng như rằng mình không xứng đáng có được hạnh phúc trong cuộc đời. Tôi biết rằng người ấy không phải là người duy nhất đấu tranh với những cảm giác đổ lỗi, tội lỗi và sự thất vọng, những câu hỏi của họ không bao giờ được trả lời một cách chắc chắn. Họ bị kẹt vào cuộc sống đầy rẫy những câu hỏi chưa được trả lời và những hành động chưa được lý giải.
SỰ THIẾU HIỂU BIẾT VỀ NĂNG LỰC CỦA SỰ VÔ CẢM :
Bộ phim đã khuấy động những suy nghĩ trong tôi về nỗi đau, những dấu hiệu nhận biết và những con người không biết gì về những vết thương và những hành vi phạm tội mà họ có thể gây ra cho người khác. Hầu hết những sự thiếu hiểu biết của các nhân vật trong bộ phim không chỉ bắt nguồn từ sự vô cảm (mặc dù nhiều nhân vật dễ thương mang tội qua những phút giây vô cảm ). Không, tôi cho rằng phần lớn sự thiếu hiểu biết là do không có khả năng giao tiếp với người khác.
Những cuốn băng của Hannah và giọng nói của cô ấy cung cấp rõ ràng những suy nghĩ và cảm xúc của cô ấy mà cô ấy đã phải vật lộn để truyền đạt trong các cuộc đối thoại mặt đối mặt ( ý nói rằng Hannah vật lộn khi phải giao tiếp mặt đối mặt để nói ra những suy nghĩ và cảm xúc của mình ) . Clay là một mẫu hình về một anh chàng lúng túng, thụ động trong giao tiếp và hành động. 13 lý do Tại sao nắm bắt những thanh thiếu niên (hoặc bất cứ ai ở mọi lứa tuổi) gặp khó khăn trong việc thành thật về cảm nhận của mình trong giao tiếp với người khác, bởi vì trong giao tiếp bao hàm việc dễ bị tổn thương và điều này thật đáng sợ và khó khăn đối với hầu hết mọi người. Bất cứ ai đấu tranh với bệnh tâm thần cũng có thể chứng thực rằng giao tiếp với người khác nó khó khăn như thế nào . Một trong những tấn bi kịch lớn nhất trong bộ phim và cả trong cuộc sống thực đó chính là đối với mội số người thì việc kết thúc cuộc đời mình dường như dễ dàng hơn là nói thật với người khác những gì mà họ nghĩ.
Liệu 13 lí do tại sao có thể vừa mang tính giải trí mà lại vừa có tính giáo dục?
Những nhà sản xuất 13 lý do Tại sao, bao gồm cả nhà sản xuất điều hành Selena Gomez, đã nổ lực hết mức để nhấn mạnh rằng họ mong muốn bộ phim này sẽ thúc đẩy những cuộc đàm thoại sâu sắc hơn về việc tự sát, hãm hiếp và bắt nạt qua mạng. Họ đã nhấn mạnh rằng các chuyên gia sức khoẻ tâm thần đã tư vấn về nhiều khía cạnh nhạy cảm và gây tranh cãi của bộ phim. Thậm chí có cả một chương trình kéo dài trong 30 phút có tựa đề “13 lý do Tại sao: vượt trên cả các lí do” trong đó có rất nhiều người tham gia chương trình, bao gồm các chuyên gia về sức khoẻ tâm thần, thảo luận về những cảnh phim mang các vấn đề nhạy cảm. Là một chuyên gia về sức khoẻ tâm thần không liên quan đến chương trình này, tôi cho rằng 13 lý do Tại sao nên xem xét cẩn thận hơn về thành công của nó (hoặc không) trong việc giải quyết các vấn đề này một cách chính xác, nhạy cảm và đáng tin cậy. Bộ phim đã nhận được cả những lời ca ngợi và phê bình cho một số quyết định gây tranh cãi của nó, bao gồm việc mô tả về sự tự tử của Hannah, thiếu sự thảo luận về trầm cảm và sức khoẻ tinh thần, và không hề có một nhân vật nào nhận sự trợ giúp từ người lớn hoặc chuyên gia về sức khoẻ tâm thần.
Sưu tầm