Có hai khía cạnh ảnh hưởng lớn đến sự tự nhận thức bản thân. Đầu tiên đó là cách mà cha mẹ hay người nuôi dưỡng nhìn nhận và đối xử với chúng ta. Thứ hai là cách mà những người có ảnh hưởng này nhìn nhận về bản thân họ. Cha mẹ cũng là con người, cho nên họ không hoàn hảo. Họ cũng yêu và ghét chính mình, và họ truyền lại những cảm giác này cho đời sau của họ (con cái họ).
Cá tính của chúng ta chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cách mà chúng ta được đối xử trong môi trường gia đình từ sớm. Thái độ lành mạnh và ủng hộ mà chúng ta được đối xử trong giai đoạn tuổi thơ giúp xây dựng mặt tích cực của lòng tự trọng – “bản chất thật” của chúng ta. Đây là cái phần làm cho ta cảm thấy quý trọng bản thân, vị tha và tự tin. Tuy nhiên, những thái độ mang tính gây nguy hại hướng chúng ta đến mặt tiêu cực của sự tự nhận thức – “phần chống lại bản thân” của chúng ta. Nếu, ví dụ như, chúng ta có những người bố mẹ cứ cho chúng ta là chậm chạp hay lười biếng, chúng ta có thể lượm lặt những thái độ này từ cách mà họ hành động: vẻ khó chịu hay những cái thở dài của sự thất vọng. Có thể, họ chỉ trích chúng ta một cách trực tiếp: “Có vấn đề gì với mày vậy? Nhanh lên coi. Mày luôn làm tao trễ. Mày không động não được à?”
Khi còn là những đứa trẻ, chúng ta bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi cách mà cha mẹ nói hoặc cảm nhận về bản thân họ. Trong cuộc nghiên cứu về những người phụ nữ trẻ đã nói ở trên, có hơn một nửa những cô gái có những người mẹ tự chỉ trích chính mình. Khi cha mẹ nhìn vào gương với vẻ ghê tởm, họ thể hiện họ là một sự thất bại như thế nào hoặc không cảm thấy hạnh phúc khi sống cuộc đời của họ, họ mang vai trò như một hình mẫu để con trẻ phát triển nhận thức cá nhân của chúng.
SỰ CHÁN GHÉT BẢN THÂN ĐÃ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA RA SAO.
Khi chúng ta lớn lên, chúng ta thường chủ quan hóa những thái độ tế nhị và không tế nhị của cha mẹ chúng ta. Dù không hề nhận ra, chúng ta lấy những quan điểm này vào thế giới quan của chúng ta. Chúng trở thành cơ sở của những giọng nói đánh giá bên trong và được chuyển ngữ để trở thành những lời bình luận chạy trong đầu bạn. Khi bạn đến một buổi hẹn hò, nó mớm cho bạn những suy nghĩ nho nhỏ như, “Mày nói chuyện ngố vãi. Nó không thích mày đâu.” Khi chúng ta chuẩn bị bước vào phòng phỏng vấn, nó nhắc chúng ta rằng, “Mày sẽ chỉ làm trò hề thôi, ai mà đi nhận một thằng thất bại như mày?”
Giọng nói này len lỏi vào những lúc chúng ta không để ý nhất, ngay khi chúng ta thành công hoặc đạt được điều gì chúng ta muốn. Chúng cũng có thể ra vẻ tốt lành bảo chúng ta hãy chăm sóc và bảo vệ bản thân. “Đừng lo về việc gặp gỡ người khác. Bạn sẽ ổn khi ở một mình. Ở nhà và tận hưởng đi.” Tuy nhiên, giọng nói đánh giá đó là một kẻ 2 mặt và nó sẽ quay sang trừng phạt bạn nếu bạn nghe theo lời nó: “Thằng thảm hại! Mày còn chẳng có lấy một mống bạn. Mày chả bao giờ vui nổi đâu.”
Với mỗi người, có những lĩnh vực nhất định trong cuộc sống mà giọng nói này lớn hơn và kinh tởm hơn. Đôi khi chúng ta kiểm soát được nó trong lĩnh vực này, và nó lại xuất hiện ở một lĩnh vực khác. Nếu để nó không kiểm soát, ảnh hưởng của nó sẽ ngày một mạnh hơn. Nó phá hủy những mối quan hệ, làm sụp đổ sự nghiệp, ảnh hưởng đến cách dạy con của chúng ta và giết chết những mục tiêu trong tương lai. Nếu chúng ta không đối mặt với những lời chỉ trích này từ bên trong, nó có thể sẽ truyền lại cho con cháu chúng ta và tạo ra nhiều thế hệ thù ghét bản thân.
Nguồn: Tâm lý học tội phạm